Trước khi viết tiếp các bài về Blend màu thực dụng, tôi muốn các bạn biết thêm tính năng Blend If nằm trong hộp thoại Layer Style mỗi khi các bạn Double Click vào một layer. Tính năng này dùng để cứu vùng shadow và highlight bị mất chi tiết khi blend, thay bầu trời, tạo ảnh HDR bằng tay...vv


Lần lượt xem qua 3 ví dụ về cách sử dụng Blend If để có định nghĩa đúng về nó.


Tôi download 2 tấm hình này trên Internet với từ khóa moon và tree at night. Tôi muốn đặt mặt trăng đằng sau các nhánh cây.



Vì nền của mặt trăng màu đen, để loại màu đen ta nghĩ ngay đến chế độ Screen (ai chưa biết tại sao thì xem bài này). Tuy nhiên chế độ này sẽ làm sáng mặt trăng lên, và cũng chưa có cách để đặt mặt trăng dưới các nhánh cây.



Ta chọn thử chế độ Screen cho mặt trăng, tới đây có người sẽ nghĩ dùng mask để đưa các nhánh cây lên. Tuy nhiên có cách đơn giản hơn rất nhiều là dùng Blend If. Các bạn đưa layer mặt trăng về Mode Normal như ban đầu.



Double Click vào Layer mặt trăng để mở hợp thoại Layer Style. Blend If gồm 2 thanh nằm phía dưới hộp thoại



Ta kéo nút màu đen qua phải 1 tí sẽ thấy nền đen quanh mặt trăng biến mất. Ta chỉ nhìn thấy những màu nào nằm trong khoảng giữa 2 điểm đen và trắng trên thanh Blend If - This Layer.



Kéo điểm đen thanh Blend If Underlying Layer qua phải 1 chút ta sẽ thấy các cành cây nằm trên mặt trăng. Như vậy ta nhìn thấy layer bên dưới ở vùng nào có màu nằm ngoài 2 điểm trắng-đen trên thanh Blend If Underlying Layer.



Phóng to lên để nhìn cho rõ. Ta thấy vùng chuyển màu chưa được tốt



Nhấn phím Alt và dùng chuột tách điểm đen bên dưới thành 2 phân, di chuyển sao cho vùng chuyển màu tốt nhất. Thông thường tất các các điểm blend if khi bị dịch chuyển sẽ phải tách ra để tạo vùng chuyển màu nhẹ nhàng.




Kết quả. Như vậy ta không dùng chế độ blend màu nào trong trường hợp này.



Ví dụ 2, ta sẽ thay bầu trời cho bức ảnh bên trái



Đưa 2 hình này vào 2 layer khác nhau, layer cần thay bầu trời nằm trên



Thông thường bầu trời có màu hơi xanh, vì vậy ta chọn kênh Blue để có kết quả tốt nhất. Chọn kênh gray cũng được nhưng kết quả không tốt bằng. Thật ra việc chọn gray, red, blue hay green là do ta xem trong 3 kênh màu này, kênh nào có độ tương phản giữa bầu trời và vùng bên dưới cao nhất. Trong trường hợp này tôi chọn Blue. Ta sẽ kéo điểm trắng Blend If This Layer sang trái đến khi nào bầu trời bị thay thế, tách nó ra để vùng chuyển màu đẹp hơn



Một số vùng sáng trong ảnh cũng bị thay thế, ta dùng Mask để lấy lại. Điểm hay của cái này so với dùng mask từ đầu là bạn nhanh chóng thay được bầu trời và các vùng bầu trời giao với cây cối cũng được tách rất tốt.



Ví dụ 3, ví dụ này các bạn rất hay gặp khi blend màu cho ảnh sau này. Khi ta thực hiện blend màu ảnh thường hay bị bệt ở vùng Shadow và Highlight. Ví dụ mode Overlay để làm tăng độ tương phản của bức ảnh, kết quả là vùng tối bị đen thui, vùng sáng thì cháy quá. Lúc này ta dùng blend if để cứu lại. Tôi muốn tăng độ tương phản con công trên.



Tôi tạo layer Curve ở chế độ Overlay, lúc này con công rực màu nhưng vùng shadow bị tối quá.



Tôi dùng Blend If để cứu lại phần shadow và highlight. Chỉ còn màu xanh ở cánh và thân rực lên.



Kết quả

Như vậy, Blend If sẽ giữa lại phần màu nằm giữa 2 điểm đen - trắng trên thanh This Layer và phần màu nằm ngoài 2 điểm đen - trắng trên thanh Underlying Layer. Hiểu được Blend If bạn dễ dàng tạo được ảnh HDR bằng tay mà không cần dùng thêm tính năng có sẵn của Photoshop. Các bạn thử xem nhé.

  • photoshop